Tin mới

Thứ Ba, 2 tháng 1, 2018

Có thể sửa răng bị mẻ bằng hàn trám được không?

Tình trạng răng bị mẻ làm ảnh hưởng đến chức năng nhai của hàm và mất tính thẩm mỹ. Làm sao có thể khắc phục được những khuyết điểm này là vấn đề được nhiều người quan tâm đến. trồng răng giả ở đâu tốt nhất được nhiều người nhắc đến trong chuyên mục tư vấn Nha khoa.

Hàn răng thẩm mỹ là như thế nào?

Hàn răng là một trong số những phương pháp cơ bản được sử dụng trong nha khoa đối với các trường hợp răng bị vỡ, mẻ khi va đập hay do sâu răng gây nên nhằm đảm bảo thẩm mỹ cho khuôn hàm. Phương pháp này thường sử dụng vật liệu trám nha khoa trám bít vào mô răng bị khuyết thiếu nhằm tái tạo lại hình dáng cũng như đảm bảo chức năng ăn nhai bình thường, đối với răng sâu thì có thể hạn chế sự xâm nhập trở lại của vi khuẩn hay những tác nhân có hại cho răng.
Có thể sửa răng bị mẻ bằng hàn trám được không?
Kỹ thuật hàn trám răng thẩm mỹ
Vật liệu thường được sử dụng trong hàn trám chính là composite, xi măng silicat hay amalgam. Composite là vật liệu đảm bảo hàn trám cho phần răng cửa hay nói cách khác chính là trám răng thẩm mỹ khi nó có màu sắc tương tự như răng thật, khi trám lên không có sự chênh lệch và do đó không bị lộ khi giao tiếp. Amalgam với độ chịu lực, chịu mài mòn tốt sẽ phát huy hiệu quả tối đa cho những vết trám vỡ ở phần răng hàm – nơi có áp lực nhai lớn hơn răng cửa.

Có thể sửa răng bị mẻ bằng hàn trám được không?

Hàn trám răng thường được chỉ định trong những trường sửa răng bị mẻ  bằng hàn trám ở mức độ nhỏ hoặc chỗ răng sâu chưa quá lớn bởi hạn chế cơ bản của hàn trám thông thường chính là độ bền không cao. Vật liệu composite sau một thời gian trám sẽ có độ bám dính không tốt và có xu hướng trượt khỏi bề mặt trám nếu có tác động của lực nhai mạnh hay kích thích nóng lạnh. Đây là vật liệu trám thẩm mỹ do đó đòi hỏi bác sỹ phải có tay nghề giỏi để đảm bảo cho chỗ trám không bị bong tróc khi ăn nhai cũng như tạo hình thẩm mỹ tốt nhất cho răng.
Nếu phần răng hàm của bạn bị vỡ nhiều, mức độ lớn thì có thể lựa chọn cách trám Inlay/Onlay hoặc bọc răng sứ để đảm bảo ít bị bong bật trong thời gian ngắn. Inlay/Onlay là kỹ thuật trám gián tiếp tức là không trám trực tiếp như dùng composite hay amalgam mà bác sỹ sẽ tạo một xoang trám trước trên răng, sau đó sẽ đúc một miếng trám ở bên ngoài và gắn trở lại trên răng sau khi đã hoàn thành. Phương pháp này phức tạp hơn và mức chi phí cũng lớn hơn hàn trám thông thường. Tuy nhiên, trám gián tiếp có độ bền khá cao, gần tương đương với bọc răng sứ, đảm bảo ăn nhai tốt mà không sợ bị bong bật.
Tùy thuộc vào mức độ răng bị mẻ của bạn mà nha sỹ sẽ có chỉ định cụ thể cho bạn có thể sửa răng bị mẻ bằng hàn trám răng hay cần sử dụng phương pháp khác. Tuy nhiên, muốn hàn răng đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên tìm hiểu địa chỉ hàn răng có bác sỹ giỏi cùng công nghệ trám răng tiên tiến nhất. Nha khoa Đăng Lưu hiện đang áp dụng công nghệ Laser Tech mới nhất của Hoa Kỳ do trực tiếp Bệnh viện Răng hàm mặt Forsyth chuyển giao với những ưu điểm vượt trội, giúp cho việc hàn trám đạt được kết quả tối ưu nhất.
Laser Tech giúp tạo ra các chân bám cho chất liệu tại vị trí cố định trên mô răng, không bị co kéo hay kích thích nóng lạnh, tránh tình trạng khoang rỗng sau khi đông cứng chất trám làm bật chân bám gây bong chất liệu. Ngoài ra, công nghệ mới cũng giúp hạn chế tối đa sự xâm lấn đến cấu trúc răng, không làm tổn hại men răng. Quy trình hàn trám diễn ra nhẹ nhàng trong khoảng 15-25 phút đối với 1 răng, đảm bảo không gây cảm giác ê buốt hay đau nhức. Răng sau khi trám có màu sắc tự nhiên, hoàn toàn không bị lộ khi giao tiếp, đảm bảo ăn nhai tốt.
TG: Trang
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Có thể sửa răng bị mẻ bằng hàn trám được không? 9 out of 10 based on 10 ratings. 9 user reviews.
Scroll to Top