Tin mới

    • Hậu quả của việc mút ngón tay từ nhỏ đáng sợ như thế nào?

      Hậu quả của việc mút ngón tay từ nhỏ không phải bố mẹ nào cũng biết. mặc dù đây là thói quen không gây nguy hại tới sức khỏe nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của hàm răng. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!Vì sao trẻ thích mút ngón tay?Thông thường, trẻ sẽ mút tay khi thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Việc đưa ngón tay vào miệng và mút có thể khiến trẻ ngủ ngon hơn, ngủ say hơn . Lâu dần, mút tay trở thành thói quen khó bỏ của trẻ.Nguyên nhân trẻ thích mút ngón tay là do:Nhu cầu bẩm sinhỞ trẻ sơ sinh, bé thích được bú và đó cũng là nhu cầu bẩm sinh của bé. Tuy nhiên, khi nhu cầu này không được đáp ứng thì trẻ bắt đầu tự tìm cách để làm hài lòng bản thân. Và mút tay là hành động mà nhiều bé thực hiện để thay thế cho việc bú mẹ.Mong muốn được yêu thươngMút tay còn là cử chỉ thể hiện rằng trẻ mong muốn được yêu thương. Khi cha mẹ không có thời gian nói chuyện, bế bồng bé hoặc bé bị đói, bị khó chịu trong người mà không được cha mẹ vỗ về, an ủi kịp thời thì mút ngón tay sẽ trở thành một giải pháp bất đắc dĩ để bé có thể an lòng. Như vậy, thói quen bú ngón tay cái ở trẻ cũng là một cách để bé giải tỏa áp lực. Đặc biệt là khi bé sinh sống trong một môi trường không được quan tâm đúng mức.Trẻ mút ngón tay do thói quen*Chống lại sự cô đơnMút ngón tay còn là cách để bé chống lại với sự cô đơn; hầu hết các gia đình hiện nay chỉ sinh 1 - 2 con, trẻ thường phải chơi một mình hoặc chỉ được chơi với đồ chơi, xem ti vi, không được chơi cùng bạn thì bé sẽ cảm thấy ngột ngạt và cô đơn. Nhiều trẻ vì thế sẽ mút tay để xua tan sự cô đơn.Giảm căng thẳngThái độ của cha mẹ cũng có ảnh hưởng tới hành vi mút tay của trẻ. Nếu trẻ bị phụ huynh quát, mắng khi thấy đang mút tay thì sẽ càng căng thẳng và lo lắng, khiến trẻ mút tay nhiều hơn. Nếu không tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này thì sẽ càng khiến trẻ bướng bỉnh với thói quen không tốt này.Hậu quả của việc mút ngón tay từ nhỏRất nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi thấy con mút tay thường xuyên trong giai đoạn sơ sinh. Hậu quả của việc mút ngón tay từ nhỏ gây nên những rủi ro nhất định như:Lây bệnh truyền nhiễmNgười lớn thường thích cầm tay bé để nựng nịu. Hành động này vô tình đưa các vi khuẩn có hại, thậm chí là vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm vào tay em bé. Khi bé đưa tay lên miệng mút vô tình khiến cho vi khuẩn đi vào cơ thể trẻ và gây bệnh. Đặc biệt là những bệnh truyền nhiễm như: chân tay miệng, thủy đậu, cúm, giun sán, nhiễm khuẩn đường ruột, bệnh về đường tiêu hóa,…Mút tay khiến bé nôn trớNhiều bé có thói quen mút tay quá sâu, mút mạnh ngay cả sau khi đã bú no chính là nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ. Có những trẻ sơ sinh mút tay kiểu nhai, gặm, dùng lưỡi đẩy,… sẽ khiến ngón tay bị tổn thương, xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương này gây viêm nhiễm.Biến dạng ngón tayTrên thực tế có không ít trẻ mút ngón tay từ giai đoạn sơ sinh cho đến tận 4-5 tuổi vẫn chưa bỏ thói quen này. Mút tay thường xuyên trong thời gian dài sẽ khiến đầu ngón tay bị biến dạng, hàm răng bị hô, lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến khả năng phát âm sau này,….Trẻ mút ngón tay có thể làm tổn thương răng hàm*Tổn thương ở răng và hàmTrẻ trong độ tuổi 5 - 6 nếu vẫn tiếp tục mút ngón tay sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Bởi đây là thời điểm trẻ bắt đầu thay răng vĩnh viễn và tật mút tay sẽ khiến răng cùng hàm bị tổn thương, dẫn đến tình trạng biến dạng răng. Đơn cử như hàm bị hô, hàm móm, lệch khớp cắn... ảnh hưởng tới thẩm mỹ, ăn uống và tiêu hóa thức ăn.Trên đây là những hậu quả của việc mút ngón tay từ nhỏ của trẻ bố mẹ nên lưu tâm. Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích giúp các bậc phụ huynh cẩn trọng hơn trong việc chăm sóc răng miệng cho bé.

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2019
Tẩy trắng răng

Nên niềng răng trong trường hợp nào?

Niềng răng sẽ điều chỉnh lại vị trí các răng mọc lệch đồng thời giúp khuôn miệng đẹp hơn, gương mặt thay đổi theo hướng tốt hơn. Không những vậy niềng răng còn hỗ trợ cải thiện tốt chức năng ăn nhai hiệu quả. Ngoài ra, thực hiện niềng răng hô hàm trên ở đâu tốt?

Vì sao nói niềng răng có tính thẩm mỹ cao?
Trước khi tìm hiểu niềng răng giúp mặt đẹp hơn, hãy cùng tham khảo về phương pháp niềng răng thẩm mỹ đang được nhiều người ưa chuộng hiện nay. 

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha thẩm mỹ để khắc phục những trường hợp răng mọc sai lệch trên cung hàm về đúng vị trí, giúp khuôn miệng nhỏ gọn, cân đối và đều đẹp hơn. Những trường hợp răng bị hô, móm, thưa, lệch lạc... là do khuôn miệng mất cân đối và kém duyên đặc biệt là khi cười hé môi.

Chính vì thế, các bác sĩ nha khoa thường khuyến khích người bệnh nên sử dụng phương pháp chỉnh nha niềng răng để cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Bởi tổng thể gương mặt được cấu tạo từ trán, mắt, mũi, miệng nên khuôn miệng đóng vai trò không nhỏ trong việc duy trì gương mặt hài hòa. 

- Với trường hợp răng hô móm: Niềng răng sẽ kéo hoặc tác động lực lên cung hàm trên, dưới để nắn chỉnh răng về đúng vị trí. Tình trạng sai lệch khớp cắn cũng được cải thiện rõ rệt.

- Trường hợp răng thưa: Niềng răng sẽ giúp khép khuôn miệng, nắn các răng để trông đều hơn, lấp đầy những khoảng trống. 

Nên niềng răng trong trường hợp nào?
Niềng răng không mắc cài có độ thẩm mỹ cao

Niềng răng giúp mặt đẹp hơn khi nào?
Khi niềng răng, vị trí của các răng sẽ di chuyển, khớp cắn được điều chỉnh lại cho cân đối, vid vậy niềng răng giúp mặt đẹp hơn là có thể. Tuy nhiên không phải trường hợp nào niềng răng cũng có tác dụng làm mặt thon gọn. Các chuyên gia nghiên cứu và chỉ ra những trường hợp niềng răng làm mặt thon gọn hoặc đẹp hơn như sau:

- Răng móm: Là tình trạng răng hàm dưới bị đưa ra khiến khớp cắn ngược, không chỉ ảnh hưởng đến ăn nhai mà còn khiến gương mặt mất cân đối. Niềng răng sẽ chỉnh chuẩn khớp cắn, đưa răng hàm dưới vào và niềng răng giúp khuôn mặt thon gọn, hài hòa hơn rất nhiều.

- Răng hô: Là khi răng hàm trên đưa ra quá nhiều so với răng hàm dưới, cơ môi vì phải phủ cả hàm răng mà bị chìa ra. Khi răng hô được điều chỉnh, răng về đúng vị trí, khuôn mặt sẽ đẹp hơn.

- Khớp cắn lệch: Khớp cắn lệch khiến khuôn miệng của bệnh nhân không được hài hòa, thậm chí là bị coi là méo miệng. Niềng răng giúp chỉnh khớp cắn chuẩn từ đó khuôn miệng sẽ trở nên hài hòa hơn.

- Răng khểnh: Người có răng khểnh quá cao khiến phần mép bên trên bị cộm, khi niềng răng sẽ giúp răng về đúng vị trí trên cung hàm, đồng đều với các răng khác.

Niềng răng giúp mặt đẹp hơn là điều có thể, vì vậy bạn nên đến ngay nha khoa thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp chỉnh nha hiệu quả nhất.
Bài viết trích nguồn tại: dichvucayghepimplantmini.blogspot.com
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Nên niềng răng trong trường hợp nào? 9 out of 10 based on 10 ratings. 9 user reviews.