Chảy máu khi đánh răng là hiện tượng khá phổ biến mà nhiều người thường gặp, bạn không nên chủ quan, vì đây là dấu hiệu cho thấy sức khỏe răng miệng của bạn đang có vấn để. Vậy chảy máy chân răng khi đánh răng nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào? Chuyên gia nha khoa sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Chảy máu chân răng là dấu hiệu của bệnh lý* |
Chảy máu khi đánh răng là triệu chứng của bệnh gì?
Chảy máu khi đánh răng do nhiều nguyên nhân gây ra, hầu hết mọi người đều chủ quan và cho rằng hiện tượng này không đáng lo ngại. Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý răng miệng nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là những nguyên nhân gây chảy máu chân răng bạn cần biết.
- Mắc các bệnh lý về nướu như viêm nướu, viêm chân răng, viêm nha chu. Nguyên nhân là do cao răng không được làm sạch, lâu ngày gây kích ứng nướu, kèm theo tình trạng chảy máu chân răng khi có va chạm nhẹ.
- Chảy máu chân răng do thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai. Vì trong giai đoạn này, progesterone được sản sinh nhiều hơn sẽ làm tăng lưu lượng máu tới lợi gây chảy máu chân răng.
- Một số nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng là do thiếu vitamin C, máu khó đông, bệnh tiểu đường.
- Trường hợp sâu răng lâu ngày không được điều trị, ăn vào tủy là nguyên nhân gây chảy máu răng. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây mất răng.
Điều trị chảy máu răng tại nha khoa* |
Điều trị chảy máu chân răng như thế nào?
Để chấm dứt tình trạng chảy máu răng khi đánh răng, cách tốt nhất là bạn nên đến trực tiếp tại các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có phương pháp khắc phục hiệu quả.
- Nếu chảy máu răng do mắc các bệnh về nướu thì chỉ cần thực hiện lấy cao răng. Sau khi cao răng đã được loại bỏ, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp uống thuốc kháng sinh để giảm sưng đau hiệu quả. Chỉ sau vài ngày sẽ chấm dứt tình trạng chảy máu chân răng.
- Nếu là chảy máu răng do sâu răng nặng thì cần phải loại bỏ hết ổ sâu, điều trị tủy bị viêm, sau đó trám lại hoặc bọc răng sứ.
- Cần có chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung đầy đủ vitamin cần thiết cho cơ thể.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp bạn có thêm nhưng kiến thức hữu ích để bảo vệ răng miệng khỏi tình trạng chảy máu khi đánh răng. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn để được giải đáp.
TG: VT