Hậu quả của việc mút ngón tay từ nhỏ không phải bố mẹ nào cũng biết. mặc dù đây là thói quen không gây nguy hại tới sức khỏe nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của hàm răng. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Vì sao trẻ thích mút ngón tay?
Thông thường, trẻ sẽ mút tay khi thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Việc đưa ngón tay vào miệng và mút có thể khiến trẻ ngủ ngon hơn, ngủ say hơn . Lâu dần, mút tay trở thành thói quen khó bỏ của trẻ.
Nguyên nhân trẻ thích mút ngón tay là do:
Nhu cầu bẩm sinh
Ở trẻ sơ sinh, bé thích được bú và đó cũng là nhu cầu bẩm sinh của bé. Tuy nhiên, khi nhu cầu này không được đáp ứng thì trẻ bắt đầu tự tìm cách để làm hài lòng bản thân. Và mút tay là hành động mà nhiều bé thực hiện để thay thế cho việc bú mẹ.
Mong muốn được yêu thương
Mút tay còn là cử chỉ thể hiện rằng trẻ mong muốn được yêu thương. Khi cha mẹ không có thời gian nói chuyện, bế bồng bé hoặc bé bị đói, bị khó chịu trong người mà không được cha mẹ vỗ về, an ủi kịp thời thì mút ngón tay sẽ trở thành một giải pháp bất đắc dĩ để bé có thể an lòng. Như vậy, thói quen bú ngón tay cái ở trẻ cũng là một cách để bé giải tỏa áp lực. Đặc biệt là khi bé sinh sống trong một môi trường không được quan tâm đúng mức.
Trẻ mút ngón tay do thói quen*
Chống lại sự cô đơn
Mút ngón tay còn là cách để bé chống lại với sự cô đơn; hầu hết các gia đình hiện nay chỉ sinh 1 - 2 con, trẻ thường phải chơi một mình hoặc chỉ được chơi với đồ chơi, xem ti vi, không được chơi cùng bạn thì bé sẽ cảm thấy ngột ngạt và cô đơn. Nhiều trẻ vì thế sẽ mút tay để xua tan sự cô đơn.
Giảm căng thẳng
Thái độ của cha mẹ cũng có ảnh hưởng tới hành vi mút tay của trẻ. Nếu trẻ bị phụ huynh quát, mắng khi thấy đang mút tay thì sẽ càng căng thẳng và lo lắng, khiến trẻ mút tay nhiều hơn. Nếu không tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này thì sẽ càng khiến trẻ bướng bỉnh với thói quen không tốt này.
Hậu quả của việc mút ngón tay từ nhỏ
Rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi thấy con mút tay thường xuyên trong giai đoạn sơ sinh. Hậu quả của việc mút ngón tay từ nhỏ gây nên những rủi ro nhất định như:
Lây bệnh truyền nhiễm
Người lớn thường thích cầm tay bé để nựng nịu. Hành động này vô tình đưa các vi khuẩn có hại, thậm chí là vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm vào tay em bé. Khi bé đưa tay lên miệng mút vô tình khiến cho vi khuẩn đi vào cơ thể trẻ và gây bệnh. Đặc biệt là những bệnh truyền nhiễm như: chân tay miệng, thủy đậu, cúm, giun sán, nhiễm khuẩn đường ruột, bệnh về đường tiêu hóa,…
Mút tay khiến bé nôn trớ
Nhiều bé có thói quen mút tay quá sâu, mút mạnh ngay cả sau khi đã bú no chính là nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ. Có những trẻ sơ sinh mút tay kiểu nhai, gặm, dùng lưỡi đẩy,… sẽ khiến ngón tay bị tổn thương, xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương này gây viêm nhiễm.
Biến dạng ngón tay
Trên thực tế có không ít trẻ mút ngón tay từ giai đoạn sơ sinh cho đến tận 4-5 tuổi vẫn chưa bỏ thói quen này. Mút tay thường xuyên trong thời gian dài sẽ khiến đầu ngón tay bị biến dạng, hàm răng bị hô, lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến khả năng phát âm sau này,….
Trẻ mút ngón tay có thể làm tổn thương răng hàm*
Tổn thương ở răng và hàm
Trẻ trong độ tuổi 5 - 6 nếu vẫn tiếp tục mút ngón tay sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Bởi đây là thời điểm trẻ bắt đầu thay răng vĩnh viễn và tật mút tay sẽ khiến răng cùng hàm bị tổn thương, dẫn đến tình trạng biến dạng răng. Đơn cử như hàm bị hô, hàm móm, lệch khớp cắn... ảnh hưởng tới thẩm mỹ, ăn uống và tiêu hóa thức ăn.
Trên đây là những hậu quả của việc mút ngón tay từ nhỏ của trẻ bố mẹ nên lưu tâm. Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích giúp các bậc phụ huynh cẩn trọng hơn trong việc chăm sóc răng miệng cho bé.