Nguyên nhân gây hôi miệng là thắc mắc của rất nhiều người. Hôi miệng là bệnh lý phổ biến mà chúng ta vẫn thường gặp ở mọi lứa tuổi, điều này khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp và tự ti vào bản thân. Chúng xuất phát từ nhiều nguyên nhân và cần phải được khắc phục sớm để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.
Hôi miệng là hiện tượng hơi thở toát ra mùi hôi gây khó chịu. Bệnh này không phải là hiếm gặp cũng như không gây nguy hiểm thế nhưng lại ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của bệnh nhân.
Hôi miệng là bệnh lý phổ biến* |
Nguyên nhân gây hôi miệng
Hôi miệng là một căn bệnh gây ra mùi hôi khó chịu trong hơi thở khi thoát ra ngoài. Đây không phải là tình trạng hiếm gặp, chiếm tỷ lệ 40% dân số. Căn bệnh này không gây ra nguy hiểm thế nhưng khiến cuộc sống bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh nhân thường tự ti và ngại giao tiếp với người khác.
Khi hơi thở có mùi hôi nhất là vào sáng sớm khi mới ngủ dậy, chiều tối, khi bụng đói hoặc cơ thể mệt mỏi luôn là dấu hiệu nhận biết đơn giản nhất. Ngoài ra, khoang miệng khô, ít nước bọt hay răng có nhiều mảng bám, đột ngột xuất hiện các bệnh lý cũng được xem là biểu hiện của hôi miệng. Vậy nguyên nhân gây hôi miệng là do:
- Do vi khuẩn: Hợp chất sulphur dễ bay hơi là do các vi khuẩn kỵ khí phân giải protein Gram âm. Những vi khuẩn này thường định vị ở vùng ứ đọng của miệng, như các túi nha chu, bề mặt lưỡi hay vùng kẽ giữa các răng và trong sang thương sâu răng.
Vôi răng nhiều gây hôi miệng* |
- Do ăn uống: Được xem là hôi miệng tạm thời, khi bạn ăn các thực phẩm nặng mùi như hành tỏi,…hoặc hút thuốc lá, uống rượu bia,…thì miệng sẽ có mùi hôi do chúng chứa nhiều hợp chất sulphur. Hàm lượng sulphur cao, có thể đi xuyên qua lớp lót đường ruột vào trong máu, sau đó giải phóng vào trong phổi rồi bốc hơi ra ngoài.
- Do răng miệng: Các bệnh về nướu, nha chu, viêm nướu hoại tử cấp tính, viêm quanh răng, giảm tiết nước bọt do tuổi tác, sử dụng thuốc, vệ sinh răng miệng kém,…đều là các nguyên nhân hôi miệng thường gặp.
- Ngoài ra, còn một số nguyên nhân gây hôi miệng khác như người bệnh đang bị bệnh tiểu đường, gan, dạ dày,…cũng khiến hơi thở có mùi.
Trị hôi miệng bằng cách nào?
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị hôi miệng như n tâm đường hương vị tố, Komil, Thanh Tuấn, Tì bách thảo. Bạn cần mô tả tình trạng bệnh với bác sĩ để mua được đúng thuốc phù hợp với bệnh, tăng hiệu quả điều trị bệnh nhanh chóng hơn.
Điều trị hôi miệng tại nha khoa* |
Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm tình trạng hôi miệng, bạn cần đến các cơ sở nha khoa để thăm khám, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây hôi miệng và điều trị hiệu quả.
- Nếu hôi miệng do các bênh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng hay do các bệnh trong người như dạ dày, viêm xoang thì chỉ cần điều trị xong bệnh thì mùi hôi sẽ biến mất.
- Nếu hôi miệng do cao răng, bạn cần thực hiện lấy cao răng để loại bỏ hôi miệng.
Hãy xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn và đánh răng đúng cách để bảo vệ răng miệng khỏe mạnh, đánh bay mùi hôi ở miệng. Ngoài ra cần thay bàn chải đánh răng khoảng 4 tháng/lần. Kết hợp với đó là uống nhiều nước và có chế độ ăn uống khoa học.
Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân gây hôi miệng và cách điều trị bệnh. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề gì về răng miệng, bạn có thể đến trực tiếp tại nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời trước khi bệnh có những biến chứng nguy hiểm.